Vào ngày cuối cùng của năm 2009, bốn tên hâm rủ nhau đi căm trại trên núi, cực hâm vì là núi ... tuyết, vùng interlaken, Thuỵ Sỹ. Leo nửa chừng mệt quá, không lê tiếp được, cả bọn quyết định dừng chân cắm trại. Đêm rừng lại trên núi cao, lạnh âm hai mươi độ, ở dưới chân là tuyết, dầy ba mươi phân.
Mặc dù chuẩn bị than củi, mồi lửa tẩm dầu nhưng cả bọn không thể nào đốt được vì xung quanh đều là tuyết, không có chỗ để đốt. Một tên đề nghị hy sinh một cái nồi để đốt lửa trong đấy, không ăn thua vì nồi bé, kín khí không tài nào cháy được. Sương xuống ngày càng nhiều, có cái gì đắp lên người được thì đều đắp, nhưng vẫn run cầp cập. Không đốt được lửa thì chắc chết đêm nay. Ngồi nghĩ một hồi, một tên khác đề nghị đào tuyết lên, đào đến khi gặp đất thì thôi. Cả bọn hì hục đào được một cái hố rộng đường kính chừng 50 phân, bắt đầu nhóm lửa. Than cháy, cả bọn mừng rỡ. Lúc này mới thấy có tí hơi ấm thật là quí giá, trời lạnh đến nỗi mặc dù than cháy hồng, tuyết quanh hố không hề chảy.
Đúng là khó khăn bắt người ta đầu óc phải làm việc, không làm việc thì không tồn tại được. Suy rông ra, có lẽ đó là lý do tại sao các nước phía bắc phát triển hơn các nước phía nam. Trên phạm vi toàn thế giới cũng vậy mà chỉ riêng các nước Châu âu với nhau cũng có sự khác biệt. Ở các nước nhiệt đới, quần áo có cũng được không có thì đóng khố, không có khố thì ... thôi. Cái ăn thì đào củ sắn củ mài, ra sông bắt cá, sống (tồn tại) không phải nghĩ. Còn ở những nước xứ lạnh, mùa đông khắc nghiệt, phải nghĩ cái để mặc ấm, phải nghĩ cách để sưởi, thức ăn kiếm cũng ko dễ, nó bắt người ta phải nghĩ. Từ thế hệ này qua thế hệ khác tạo thành một cái văn hoá. Một bên là văn hoá dẫn đến sự chậm tiến và một bên là văn hoá dẫn đến sự phát triển. Rừng vàng biển bạc lại chính là nguyên nhân của sự chậm tiến và động đất sóng thần, thật trớ trêu, lại là nguyên nhân của sự phát triển. Quả là nhà giàu vượt sướng thì khó vạn lần nhà nghèo vượt khó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét