Công việc tự tại
Serafina, Joe, và Bào Đinh là ví dụ về những người đã tạo cho mình một nhân cách tự tại. Đối diện với những hạn chế của môi trường sống, họ đã biến những bó buộc thành những cơ hội cho sự tự do và sáng tạo của chính mình. Đây là một cách tiếp cận để có được sự thăng hoa trong lao động đồng thời tạo nên chiều sâu cho công việc. Một cách tiếp cận khác là từ phía ngược lại đó là biến đổi công việc để tạo ra các đặc điểm dễ dàng đạt được thăng hoa, thậm chí là đối với những người chưa đạt đến tính cách tự tại. Khi công việc càng gần giống như một trò chơi - đa dạng, độ khó vừa đủ và dễ điều chỉnh, mục đích rõ ràng, có phản hồi ngay lập tức - thì công việc càng thích thú mà không tuỳ thuộc vào mức độ trưởng thành trong tính cách của người lao động.
Chẳng hạn như săn bắn, đây là một ví dụ về "công việc" vốn có các đặc tính dễ dàng tạo thăng hoa. Trong hàng ngàn năm, săn đuổi là một trong những hoạt động sản xuất chủ yếu của con người. Thực sự đi săn thích thú đến mức nhiều người hiện nay vẫn còn duy trì như một thú vui, mặc dù nó không còn thiết yếu cho đời sống. Việc đánh bắt cá cũng tương tự như vậy vậy. Tiếp theo trong lịch sử loài người, việc chăn thả du mục cũng là "công việc" mang nhiều đặc tính dễ thăng hoa. Những người da đỏ hiện nay ở bang Arizona mô tả rằng việc cưỡi trên lưng ngựa để chăn cừu là hoạt động thích thú nhất của họ. So với săn bắt và chăn thả, nông nghiệp là công việc khó hơn để cảm thấy thích thú. Nó ổn định hơn, có nhiều hoạt động lặp lại, và thành quả thì mất nhiều thời gian hơn để thấy được. Hạt giống được gieo xuống mất hàng tháng để có thể ra trái. Để thích thú với làm nông nghiệp, ta phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều so với đi săn. Trong khi người thợ săn trong một ngày có thể săn nhiều loại thú và thay đổi chiến thuật nhiều lần, người nông dân quyết định trồng cây gì, ở đâu, số lượng bao nhiêu chỉ một vài lần trong năm. Để có mùa màng bội thu, người nông dân mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị và chờ đợi cả một quá trình dài cầu mong cho mưa thuận gió hoà. Thật không ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều cộng đồng du mục hay săn bắt chết dần chết mòn khi họ bị ép buộc định canh định cư. Họ thà chết còn hơn là chịu cảnh sống buồn bã. Tuy nhiên nhiều người cuối cùng cũng học được cách vui vẻ với việc làm nông nghiệp.
Việc làm đồ thủ công trước thế kỷ 18 trong lúc nông nhàn là những hoạt động được thiết kế để mang lại sự thích thú. Những người thợ dệt thủ công ở Anh với khung cửi ở ngay trong nhà. Cả gia đình cùng làm việc theo một thời gian biểu tự đặt ra. Họ tự đặt ra mục tiêu cho việc sản xuất và điều chỉnh nó theo khả năng mà họ tự cảm thấy mình có thể đạt đến. Nếu thời tiết tốt, họ có thể nghỉ dệt vải và chuyển sang công việc chăm sóc cây trái hoặc những luống rau. Khi thích họ có thể hát một vài bài dân ca và khi hoàn thành một tấm vải họ ăn mừng bằng những thức uống địa phương.
Cách làm việc này vẫn còn tồn tại ở một số nơi trên thế giới. Mặc dù công nghiệp hoá có thể tăng sản lượng, nhịp độ sản xuất ở những nơi này vẫn được duy trì ở mức độ nhân bản. Nhóm của GS Masimini đã phỏng vấn những nghệ nhân dệt vải ở tỉnh Biella miền bắc nước Ý, những người là cung cách làm việc vẫn không khác mấy so với những người dệt vải Anh hơn 2 thế kỷ trước. Mỗi gia đình có từ 2 đến 10 khung cửi, mà khi hoạt động chỉ cần một người vận hành. Người bố đứng máy vào buổi sáng, sau đó nhường cho người con, để mình vào rừng hái nấm hay đi câu cá ở con suối gần nhà. Người con trai đứng máy đến khi chán thì người mẹ sẽ tiếp quản.
Tất cả các thành viên gia đình, khi được phỏng vấn, nói rằng việc dệt vải là hoạt động vui thích nhất mà họ làm, hơn cả du lịch, đi khiêu vũ, câu cá, và hẳn nhiên là thích thú hơn là xem TV. Lý do làm việc với khung cửi rất thích thú bởi vì đó là một sự thử thách không ngừng. Mỗi thành viên gia đình sáng tạo ra các mẫu hình khác nhau cho tấm vải và khi được sản xuất đủ, họ sẽ chuyển sang mẫu khác. Mỗi gia đình lại tự quyết định dệt loại vải nào, mua nguyên vật liệu ở đâu, sản xuất bao nhiêu, và bán ở đâu. Một vài gia đình có khách hàng ở tận Nhật Bản hay Úc. Các thành viên gia đình thường đi đến những trung tâm sản xuất công nghiêp lớn để nắm bắt các kỹ thuật mới và mua sắm thiết bị cần thiết.
Tuy nhiên ở khắp thế giới phương Tây, cung cách lao động cá thể đầy vui thích như vậy đã bị phá vỡ bởi việc phát minh ra máy dệt chạy bằng sức kéo và sự hình thành các nhà máy dệt công nghiệp. Đến giữa thế kỷ 18, các gia đình sản xuất dệt thủ công nhìn chung là không thể cạnh tranh nổi với sản xuất công nghiệp đại trà. Các gia đình phải lý tán, những người lao động phải rời khỏi làng quê và chuyển đến những nhà máy lạnh lùng và độc hại. Họ phải tuân theo một lịch làm việc cứng nhắc từ sáng sớm đến tối mịt. Trẻ con có khi từ 7 tuổi đã phải làm việc đến kiệt sức bên cạnh những người xa lạ, mà chính những người này cũng đang bị khai thác đến kiệt quệ. Nếu lao động trước đây có một chút gì đó tốt đẹp, sự tốt đẹp đó đã tan biến cùng với cơn điên cuồng công nghiệp hoá lần thứ nhất.
Giờ đây chúng ta đang bắt đầu kỷ nguyên hậu công nghiệp và lao động dần trở nên nhẹ nhàng hơn. Hình ảnh những người lao động ngồi trước hệ thống với hàng dãy nút bấm và màn hình ở trong một phòng điểu khiển mát lạnh không có gì xa lạ. Trong khi đó, những cánh tay robot ở phân xưởng gần đó sẽ làm những công việc "thật sự". Trên thực tế thì đa số người lao động đã không còn tham gia vào công việc sản xuất mà họ làm ở mảng công việc gọi là dịch vụ. Những hoạt động đó không khác gì nghỉ dưỡng trong con mắt của những người nông dân và công nhân chỉ cách đây vài thế hệ. Phía trên họ là quản lý và chuyên gia, những người còn có nhiều không gian tự chủ hơn trong việc thực thi công việc của họ.
Công việc có thể nặng nhọc và nhàm chán hay vui vẻ và thú vị. Mới vài thế kỷ trước như đã xảy ra ở Anh trong những năm 1740, môi trường làm việc tương đối thoải mái đột nhiên đã bị biến đổi thành một cơn ác mộng. Những phát minh công nghệ như bánh xe nước, máy cày, máy hơi nước, điện, hay chip silicon có khả năng tác động vô cùng lớn đến lao đông, làm nó trở nên thích thú hoặc ngược lại. Lao động cũng chịu ảnh hưởng to lớn từ luật về đất đai, từ sự kết thúc của nô lệ và nô dịch, hay từ sự hợp thức hoá 40 giờ làm việc một tuần và lương tối thiểu. Nếu chúng ta nhận ra được trải nghiệm về lao động có thể được thay đổi được bằng chủ quan, chúng ta có thể tự mình nâng cao được chất lượng của sống, chí ít là trong công việc. Tuy thế hầu hết mọi người vẫn tin rằng lao động mãi mãi vẫn là lời nguyền dành cho loài người của Chúa.
Trên lý thuyết thì công việc nào cũng có thể được biến đổi để trở nên thích thú hơn, dựa theo nguyên tắc của mô hình thăng hoa. Tuy vậy sự thích thú của công việc không nhận được sự quan tâm đúng mức của những người có ảnh hưởng đến sự hình thành ra những công việc đó. Ban quản lý phải đặt năng suất lên hàng đầu và lãnh đạo công đoàn quan tâm trước hết đến an toàn, an ninh, và thu nhập của người lao động. Trong ngắn hạn, những ưu tiên này rất có thể đối nghịch với việc tạo nên các điều kiện giúp thăng hoa trong lao động. Điều này thật đáng tiếc vì khi người lao động thực sự yêu thích công việc, nó không những tốt cho chính cá nhân họ mà đồng thời giúp nâng cao năng suất và cuối cùng cũng sẽ đạt được tất cả mục tiêu đã được ưu tiên hơn trước đó.
Đồng thời thì cũng thật nhầm lẫn khi cho rằng tất cả các công việc đều có thể được xây dựng giống như những trò chơi và mọi người sẽ thích thú với nó. Kể cả khi những điều kiện khách quan thuận lợi nhất cũng không thể đảm bảo rằng một người sẽ thăng hoa. Điều này xảy ra bởi vì trải nghiệm tối ưu phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của một người về các cơ hội cho hành động và vào năng lực của người đó. Thực tế là có nhiều người cảm thấy chán nản với những công việc tuyệt vời chứa đựng nhiều cơ hội giúp thăng hoa.
Hãy thử lấy ví dụ về công việc giải phẫu trong bệnh viện. Không nhiều công việc liên quan đến trách nhiệm cao cả và đem lại danh tiếng cho những người hành nghề như vậy. Rõ ràng là nếu những thử thách khó khăn hay kỹ năng nghề nghiệp là những yếu tố quan trọng thì những bác sỹ ngoại khoa sẽ luôn hồ hởi với công việc của họ. Thật vậy, nhiều bác sỹ ngoại khoa nói rằng họ rất nghiện làm việc và không có gì trong cuộc sống của họ vui thích hơn. Không có gì có thể kéo họ ra khỏi bệnh viện, một kỳ nghỉ với biển xanh cát trắng hay một buổi nhạc hội được coi như là mất thời gian.
Tuy nhiên không phải tất cả các bác sỹ ngoại khoa nào đều hào hứng với công việc của mình. Một số người phải tìm đến rượu, bài bạc, hoặc lối sống buông thả để quên đi sự chán chường của công việc. Sao lại có những nhìn nhận khác biệt đến vậy về cùng một nghề nghiệp? Một lý do là có những bác sỹ ngoại khoa chấp nhận ở những vị trí lương cao nhưng lại làm những công việc thường nhật lặp lại. Những người này sẽ dần cảm thấy nhàm chán. Có những bác sỹ chỉ chuyên cắt ruột thừa hay amidan, một vài người thậm chí còn chỉ chuyên về vành tai. Chuyên sâu ở một lĩnh vực quá hẹp như vậy có thể đem lại nhiều bổng lộc nhưng sẽ khó cảm thấy hứng thú. Ở một thái cực ngược lại, có những nhà phẫu thuật tài giỏi luôn luôn cần những thử thách mới và muốn thực hiện những kỹ thuật cực khó. Đến một lúc nào đó họ sẽ không đáp ứng được chính kỳ vọng mà họ đặt ra. Những nhà phẫu thuật đại tài như vậy cuối cùng sẽ kiệt quệ về tinh thần bởi vì sau khi họ thăng hoa với việc hoàn thành những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể, họ không thể tìm lại cảm giác đó một lần nữa khi lặp lại kỹ thuật cũ.
Những bác sỹ phẫu thuật có được sự thích thú trong công việc thường làm ở những bệnh viện tạo điều kiện cho sự đa dạng trong công việc, cho phép thử nghiệm những kỹ thuật mới nhất và kết hợp nghiên cứu và giảng dạy trong nhiệm vụ. Những bác sỹ thực sự yêu thích công việc của mình đúng là có liệt kê đến tiền, danh tiếng, và cứu người là những yếu tố quan trọng đối với họ. Nhưng sự hào hứng lớn nhất đến từ bản thân công việc. Cái mà phẫu thuật đặc biệt đem lại cho họ là những cảm nhận đến từ chính hoạt động giải phẫu. Cách họ mô tả cảm xúc của mình cũng giống như cảm xúc được thuật lại bởi những vận động viên, những nghệ sỹ, hay người đầu bếp Bào Đinh mổ bò cho vua Văn Huệ.
Cảm xúc này có thể được lý giải bởi vì hoạt động giải phẫu có những đặc điểm của một hoạt động tạo điều kiện cho thăng hoa. Chẳng hạn như các bác sỹ ngoại khoa nói rằng mục tiêu của cuộc giải phẫu là rất rõ ràng. Trong khi đó bác sỹ nội khoa phải làm việc với những vấn đề kém cụ thể và thường không tập trung tại một chỗ, hay những bác sỹ tâm lý thậm chí còn phải giải quyết những triệu chứng mơ hồ và dễ thay đổi. Ngược lại nhiệm vụ của bác sỹ phẫu thuật cực kỳ rõ ràng: cắt sạch khối u, đưa khớp xương về vị trí vốn có, hay làm cho một nội tạng nào đó hoạt động trở lại. Ca phẫu thuật kết thúc là khi vết mổ được khâu lại và vị bác sỹ có thể chuyển sang bệnh nhân tiếp theo. Một cảm giác công việc được hoàn thành rất rõ ràng.
Về đặc điểm phản hồi, quá trình phẫu thuật có những kết quả trông thấy ngay. Nếu không chảy máu trong khoang bụng tức là cuộc phẫu thuật đã đi đúng hướng, khối u được bóc tách ra, xương quay trở về vị trí của nó. Trong cả quá trình vị bác sỹ sẽ biết được mọi việc có đi đúng hướng hay không, nếu không thì cũng có thể tìm ra nguyên nhân ngay tại chỗ. Chỉ với lý do này, hầu hết các bác sỹ ngoại khoa tin rằng công việc của họ thích thú nhất so với các chuyên ngành y khác nói riêng hay các công việc khác nói chung.
Có một đặc điểm khác đó là không thiếu những thử thách khó khăn trong ngoại khoa. Theo một lời của một vị bác sỹ: "Tôi có được sự thích thú trí tuệ giống như một tay chơi cờ hay một nhà nghiên cứu về tăm xỉa răng của những người Ba Tư cổ đại... kỹ nghệ thủ công rất thích thú, hay giống như nghề mộc rất vui vẻ... Sự hấp dẫn của việc giải quyết những vẫn đề cực khó." Một vị bác sỹ khác thì nói: "Nó rất thoả mãn và khi có một chút khó khăn, tôi cảm thấy rất hào hứng. Thật tuyệt vời khi có thể chữa lành cho một nội tạng nào đó của bệnh nhân và để nó trở lại chính xác vị trí cũ. Cảm giác thật thoải mái, đặc biệt khi cả kíp phẫu thuật làm việc nhịp nhàng: một khung cảnh thật đẹp."
Trong câu chuyện của vị bác sỹ thứ hai sự thử thách trong cuộc cuộc giải phẫu không chỉ là ở mức độ cá nhân mà cả ở sự phối hợp của những người khác trong kíp mổ. Rất nhiều bác sỹ đã kể về cảm giác tuyệt vời khi được là một phần của một kíp mổ phối hợp nhịp nhàng ăn ý. Luôn luôn có những cơ hội học hỏi và tiếp tục nâng cao tay nghề. Trong con mắt của một vị bác sỹ: "Bạn sử dụng những dung cụ tinh vi. Bạn như là một nghệ sỹ... tất cả trông chờ vào bàn tay khéo léo và nghệ thuật của bạn trong suốt ca mổ." Một người khác thì nói: "Những tiểu tiết rất quan trọng để mọi thứ được hoàn hảo và hiệu quả. Tôi không thích những cử động rườm rà mất thời gian, do đó ca mổ phải được lên kế hoạch và nghiên cứu kỹ lưỡng nhất có thể. Tôi đặc biệt để ý đến từng mũi khâu, từng đường chỉ. Mọi thứ phải được trông như hoàn hảo và dễ dàng."
Cách mà các ca mổ được thực hiện giúp tránh sự phân tâm, trong khi lại tạo điều kiện để tập trung hết tâm huyết của một người vào việc trước mắt. Thật vậy, phòng mổ được trang bị như một sân khấu, với đèn mổ chiếu vào những cử động của người nghệ sỹ. Trước ca mổ, vị bác sỹ sẽ trải qua các bước chuẩn bị, khử trùng, và mặc bộ đồ phẫu thuật. Điều này cũng giống như vận động viên trước một cuộc đấu hay một thầy tu trước một buổi lễ. Những nghi lễ có một mục đích rất thực tế, nó như là một hàng rào giúp tách biệt giữa những lo lắng thường nhật để tập trung hoàn toàn trí não vào những gì xảy ra trước mặt. Một số bác sỹ nói rằng buổi sáng trước một ca mổ quan trọng, họ sẽ đặt mình vào "chế độ tự động" bằng cách ăn cùng một món ăn, mặc cùng một bộ quần áo, và đến bệnh viện cùng một tuyến đường. Họ làm thế không bởi vì mê tín mà vì nó giúp cho họ tập trung hoàn toàn trí não cho thử thách sắp tới.
Những bác sỹ ngoại khoa thật may mắn. Không phải bởi vì họ có thu nhập tốt hay họ được kính trọng mà bởi vì công việc của họ là những hoạt động có những đặc điểm nội tại giúp thăng hoa. Nhưng không phải ai cũng có thể tận dụng những đặc điểm này để thăng hoa. Có những bác sỹ trở nên hâm dở vì sự buồn chán hay bởi vì họ không thể trụ vững trên đỉnh cao danh tiếng. Điều này nói nên rằng mặc dù cấu trúc của công việc rất quan trọng nhưng bản thân nó không quyết định một người có thể tìm thấy sự thích thú ở đó hay không. Sự thoả mãn trong công việc còn phụ thuộc vào tính cách của người lao động. Tính cách này càng gần với tính cách tự tại càng dễ đạt thăng hoa. Người thợ hàn Joe vui thích với công việc mà không nhiều người cho rằng sẽ có thể đạt được thăng hoa. Trong lúc đó thì một số bác sỹ ngoại khoa trở nên căm ghét công việc của mình, loại công việc chứa nhiều yếu tố giúp thăng hoa.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua lao động, chúng ta cần có cả hai thành tố bổ sung cho nhau. Một mặt là công việc cần được thiết kế lại để có các hoạt động mang nhiều đặc tính giúp thăng hoa, giống như săn bắn, dệt thủ công, và phẫu thuật. Bên cạnh đó cũng cần phải giúp người lao động có thể phát triển tính cách tự tại như Serafina, Joe, hay Bào Đinh bằng việc đào tạo họ cách nhận biết những cơ hội cho hành động, cách trau dồi kỹ năng, và cách đặt ra các mục tiêu khả thi. Chỉ một thành tố không thể làm công việc trở nên vui thích. Khi cả hai thành tố có mặt đồng thời, nó sẽ đóng góp một cách to lớn cho việc đạt đến trải nghiệm tối ưu.
Cách làm việc này vẫn còn tồn tại ở một số nơi trên thế giới. Mặc dù công nghiệp hoá có thể tăng sản lượng, nhịp độ sản xuất ở những nơi này vẫn được duy trì ở mức độ nhân bản. Nhóm của GS Masimini đã phỏng vấn những nghệ nhân dệt vải ở tỉnh Biella miền bắc nước Ý, những người là cung cách làm việc vẫn không khác mấy so với những người dệt vải Anh hơn 2 thế kỷ trước. Mỗi gia đình có từ 2 đến 10 khung cửi, mà khi hoạt động chỉ cần một người vận hành. Người bố đứng máy vào buổi sáng, sau đó nhường cho người con, để mình vào rừng hái nấm hay đi câu cá ở con suối gần nhà. Người con trai đứng máy đến khi chán thì người mẹ sẽ tiếp quản.
Tất cả các thành viên gia đình, khi được phỏng vấn, nói rằng việc dệt vải là hoạt động vui thích nhất mà họ làm, hơn cả du lịch, đi khiêu vũ, câu cá, và hẳn nhiên là thích thú hơn là xem TV. Lý do làm việc với khung cửi rất thích thú bởi vì đó là một sự thử thách không ngừng. Mỗi thành viên gia đình sáng tạo ra các mẫu hình khác nhau cho tấm vải và khi được sản xuất đủ, họ sẽ chuyển sang mẫu khác. Mỗi gia đình lại tự quyết định dệt loại vải nào, mua nguyên vật liệu ở đâu, sản xuất bao nhiêu, và bán ở đâu. Một vài gia đình có khách hàng ở tận Nhật Bản hay Úc. Các thành viên gia đình thường đi đến những trung tâm sản xuất công nghiêp lớn để nắm bắt các kỹ thuật mới và mua sắm thiết bị cần thiết.
Tuy nhiên ở khắp thế giới phương Tây, cung cách lao động cá thể đầy vui thích như vậy đã bị phá vỡ bởi việc phát minh ra máy dệt chạy bằng sức kéo và sự hình thành các nhà máy dệt công nghiệp. Đến giữa thế kỷ 18, các gia đình sản xuất dệt thủ công nhìn chung là không thể cạnh tranh nổi với sản xuất công nghiệp đại trà. Các gia đình phải lý tán, những người lao động phải rời khỏi làng quê và chuyển đến những nhà máy lạnh lùng và độc hại. Họ phải tuân theo một lịch làm việc cứng nhắc từ sáng sớm đến tối mịt. Trẻ con có khi từ 7 tuổi đã phải làm việc đến kiệt sức bên cạnh những người xa lạ, mà chính những người này cũng đang bị khai thác đến kiệt quệ. Nếu lao động trước đây có một chút gì đó tốt đẹp, sự tốt đẹp đó đã tan biến cùng với cơn điên cuồng công nghiệp hoá lần thứ nhất.
Giờ đây chúng ta đang bắt đầu kỷ nguyên hậu công nghiệp và lao động dần trở nên nhẹ nhàng hơn. Hình ảnh những người lao động ngồi trước hệ thống với hàng dãy nút bấm và màn hình ở trong một phòng điểu khiển mát lạnh không có gì xa lạ. Trong khi đó, những cánh tay robot ở phân xưởng gần đó sẽ làm những công việc "thật sự". Trên thực tế thì đa số người lao động đã không còn tham gia vào công việc sản xuất mà họ làm ở mảng công việc gọi là dịch vụ. Những hoạt động đó không khác gì nghỉ dưỡng trong con mắt của những người nông dân và công nhân chỉ cách đây vài thế hệ. Phía trên họ là quản lý và chuyên gia, những người còn có nhiều không gian tự chủ hơn trong việc thực thi công việc của họ.
Công việc có thể nặng nhọc và nhàm chán hay vui vẻ và thú vị. Mới vài thế kỷ trước như đã xảy ra ở Anh trong những năm 1740, môi trường làm việc tương đối thoải mái đột nhiên đã bị biến đổi thành một cơn ác mộng. Những phát minh công nghệ như bánh xe nước, máy cày, máy hơi nước, điện, hay chip silicon có khả năng tác động vô cùng lớn đến lao đông, làm nó trở nên thích thú hoặc ngược lại. Lao động cũng chịu ảnh hưởng to lớn từ luật về đất đai, từ sự kết thúc của nô lệ và nô dịch, hay từ sự hợp thức hoá 40 giờ làm việc một tuần và lương tối thiểu. Nếu chúng ta nhận ra được trải nghiệm về lao động có thể được thay đổi được bằng chủ quan, chúng ta có thể tự mình nâng cao được chất lượng của sống, chí ít là trong công việc. Tuy thế hầu hết mọi người vẫn tin rằng lao động mãi mãi vẫn là lời nguyền dành cho loài người của Chúa.
Trên lý thuyết thì công việc nào cũng có thể được biến đổi để trở nên thích thú hơn, dựa theo nguyên tắc của mô hình thăng hoa. Tuy vậy sự thích thú của công việc không nhận được sự quan tâm đúng mức của những người có ảnh hưởng đến sự hình thành ra những công việc đó. Ban quản lý phải đặt năng suất lên hàng đầu và lãnh đạo công đoàn quan tâm trước hết đến an toàn, an ninh, và thu nhập của người lao động. Trong ngắn hạn, những ưu tiên này rất có thể đối nghịch với việc tạo nên các điều kiện giúp thăng hoa trong lao động. Điều này thật đáng tiếc vì khi người lao động thực sự yêu thích công việc, nó không những tốt cho chính cá nhân họ mà đồng thời giúp nâng cao năng suất và cuối cùng cũng sẽ đạt được tất cả mục tiêu đã được ưu tiên hơn trước đó.
Đồng thời thì cũng thật nhầm lẫn khi cho rằng tất cả các công việc đều có thể được xây dựng giống như những trò chơi và mọi người sẽ thích thú với nó. Kể cả khi những điều kiện khách quan thuận lợi nhất cũng không thể đảm bảo rằng một người sẽ thăng hoa. Điều này xảy ra bởi vì trải nghiệm tối ưu phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của một người về các cơ hội cho hành động và vào năng lực của người đó. Thực tế là có nhiều người cảm thấy chán nản với những công việc tuyệt vời chứa đựng nhiều cơ hội giúp thăng hoa.
Hãy thử lấy ví dụ về công việc giải phẫu trong bệnh viện. Không nhiều công việc liên quan đến trách nhiệm cao cả và đem lại danh tiếng cho những người hành nghề như vậy. Rõ ràng là nếu những thử thách khó khăn hay kỹ năng nghề nghiệp là những yếu tố quan trọng thì những bác sỹ ngoại khoa sẽ luôn hồ hởi với công việc của họ. Thật vậy, nhiều bác sỹ ngoại khoa nói rằng họ rất nghiện làm việc và không có gì trong cuộc sống của họ vui thích hơn. Không có gì có thể kéo họ ra khỏi bệnh viện, một kỳ nghỉ với biển xanh cát trắng hay một buổi nhạc hội được coi như là mất thời gian.
Tuy nhiên không phải tất cả các bác sỹ ngoại khoa nào đều hào hứng với công việc của mình. Một số người phải tìm đến rượu, bài bạc, hoặc lối sống buông thả để quên đi sự chán chường của công việc. Sao lại có những nhìn nhận khác biệt đến vậy về cùng một nghề nghiệp? Một lý do là có những bác sỹ ngoại khoa chấp nhận ở những vị trí lương cao nhưng lại làm những công việc thường nhật lặp lại. Những người này sẽ dần cảm thấy nhàm chán. Có những bác sỹ chỉ chuyên cắt ruột thừa hay amidan, một vài người thậm chí còn chỉ chuyên về vành tai. Chuyên sâu ở một lĩnh vực quá hẹp như vậy có thể đem lại nhiều bổng lộc nhưng sẽ khó cảm thấy hứng thú. Ở một thái cực ngược lại, có những nhà phẫu thuật tài giỏi luôn luôn cần những thử thách mới và muốn thực hiện những kỹ thuật cực khó. Đến một lúc nào đó họ sẽ không đáp ứng được chính kỳ vọng mà họ đặt ra. Những nhà phẫu thuật đại tài như vậy cuối cùng sẽ kiệt quệ về tinh thần bởi vì sau khi họ thăng hoa với việc hoàn thành những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể, họ không thể tìm lại cảm giác đó một lần nữa khi lặp lại kỹ thuật cũ.
Những bác sỹ phẫu thuật có được sự thích thú trong công việc thường làm ở những bệnh viện tạo điều kiện cho sự đa dạng trong công việc, cho phép thử nghiệm những kỹ thuật mới nhất và kết hợp nghiên cứu và giảng dạy trong nhiệm vụ. Những bác sỹ thực sự yêu thích công việc của mình đúng là có liệt kê đến tiền, danh tiếng, và cứu người là những yếu tố quan trọng đối với họ. Nhưng sự hào hứng lớn nhất đến từ bản thân công việc. Cái mà phẫu thuật đặc biệt đem lại cho họ là những cảm nhận đến từ chính hoạt động giải phẫu. Cách họ mô tả cảm xúc của mình cũng giống như cảm xúc được thuật lại bởi những vận động viên, những nghệ sỹ, hay người đầu bếp Bào Đinh mổ bò cho vua Văn Huệ.
Cảm xúc này có thể được lý giải bởi vì hoạt động giải phẫu có những đặc điểm của một hoạt động tạo điều kiện cho thăng hoa. Chẳng hạn như các bác sỹ ngoại khoa nói rằng mục tiêu của cuộc giải phẫu là rất rõ ràng. Trong khi đó bác sỹ nội khoa phải làm việc với những vấn đề kém cụ thể và thường không tập trung tại một chỗ, hay những bác sỹ tâm lý thậm chí còn phải giải quyết những triệu chứng mơ hồ và dễ thay đổi. Ngược lại nhiệm vụ của bác sỹ phẫu thuật cực kỳ rõ ràng: cắt sạch khối u, đưa khớp xương về vị trí vốn có, hay làm cho một nội tạng nào đó hoạt động trở lại. Ca phẫu thuật kết thúc là khi vết mổ được khâu lại và vị bác sỹ có thể chuyển sang bệnh nhân tiếp theo. Một cảm giác công việc được hoàn thành rất rõ ràng.
Về đặc điểm phản hồi, quá trình phẫu thuật có những kết quả trông thấy ngay. Nếu không chảy máu trong khoang bụng tức là cuộc phẫu thuật đã đi đúng hướng, khối u được bóc tách ra, xương quay trở về vị trí của nó. Trong cả quá trình vị bác sỹ sẽ biết được mọi việc có đi đúng hướng hay không, nếu không thì cũng có thể tìm ra nguyên nhân ngay tại chỗ. Chỉ với lý do này, hầu hết các bác sỹ ngoại khoa tin rằng công việc của họ thích thú nhất so với các chuyên ngành y khác nói riêng hay các công việc khác nói chung.
Có một đặc điểm khác đó là không thiếu những thử thách khó khăn trong ngoại khoa. Theo một lời của một vị bác sỹ: "Tôi có được sự thích thú trí tuệ giống như một tay chơi cờ hay một nhà nghiên cứu về tăm xỉa răng của những người Ba Tư cổ đại... kỹ nghệ thủ công rất thích thú, hay giống như nghề mộc rất vui vẻ... Sự hấp dẫn của việc giải quyết những vẫn đề cực khó." Một vị bác sỹ khác thì nói: "Nó rất thoả mãn và khi có một chút khó khăn, tôi cảm thấy rất hào hứng. Thật tuyệt vời khi có thể chữa lành cho một nội tạng nào đó của bệnh nhân và để nó trở lại chính xác vị trí cũ. Cảm giác thật thoải mái, đặc biệt khi cả kíp phẫu thuật làm việc nhịp nhàng: một khung cảnh thật đẹp."
Trong câu chuyện của vị bác sỹ thứ hai sự thử thách trong cuộc cuộc giải phẫu không chỉ là ở mức độ cá nhân mà cả ở sự phối hợp của những người khác trong kíp mổ. Rất nhiều bác sỹ đã kể về cảm giác tuyệt vời khi được là một phần của một kíp mổ phối hợp nhịp nhàng ăn ý. Luôn luôn có những cơ hội học hỏi và tiếp tục nâng cao tay nghề. Trong con mắt của một vị bác sỹ: "Bạn sử dụng những dung cụ tinh vi. Bạn như là một nghệ sỹ... tất cả trông chờ vào bàn tay khéo léo và nghệ thuật của bạn trong suốt ca mổ." Một người khác thì nói: "Những tiểu tiết rất quan trọng để mọi thứ được hoàn hảo và hiệu quả. Tôi không thích những cử động rườm rà mất thời gian, do đó ca mổ phải được lên kế hoạch và nghiên cứu kỹ lưỡng nhất có thể. Tôi đặc biệt để ý đến từng mũi khâu, từng đường chỉ. Mọi thứ phải được trông như hoàn hảo và dễ dàng."
Cách mà các ca mổ được thực hiện giúp tránh sự phân tâm, trong khi lại tạo điều kiện để tập trung hết tâm huyết của một người vào việc trước mắt. Thật vậy, phòng mổ được trang bị như một sân khấu, với đèn mổ chiếu vào những cử động của người nghệ sỹ. Trước ca mổ, vị bác sỹ sẽ trải qua các bước chuẩn bị, khử trùng, và mặc bộ đồ phẫu thuật. Điều này cũng giống như vận động viên trước một cuộc đấu hay một thầy tu trước một buổi lễ. Những nghi lễ có một mục đích rất thực tế, nó như là một hàng rào giúp tách biệt giữa những lo lắng thường nhật để tập trung hoàn toàn trí não vào những gì xảy ra trước mặt. Một số bác sỹ nói rằng buổi sáng trước một ca mổ quan trọng, họ sẽ đặt mình vào "chế độ tự động" bằng cách ăn cùng một món ăn, mặc cùng một bộ quần áo, và đến bệnh viện cùng một tuyến đường. Họ làm thế không bởi vì mê tín mà vì nó giúp cho họ tập trung hoàn toàn trí não cho thử thách sắp tới.
Những bác sỹ ngoại khoa thật may mắn. Không phải bởi vì họ có thu nhập tốt hay họ được kính trọng mà bởi vì công việc của họ là những hoạt động có những đặc điểm nội tại giúp thăng hoa. Nhưng không phải ai cũng có thể tận dụng những đặc điểm này để thăng hoa. Có những bác sỹ trở nên hâm dở vì sự buồn chán hay bởi vì họ không thể trụ vững trên đỉnh cao danh tiếng. Điều này nói nên rằng mặc dù cấu trúc của công việc rất quan trọng nhưng bản thân nó không quyết định một người có thể tìm thấy sự thích thú ở đó hay không. Sự thoả mãn trong công việc còn phụ thuộc vào tính cách của người lao động. Tính cách này càng gần với tính cách tự tại càng dễ đạt thăng hoa. Người thợ hàn Joe vui thích với công việc mà không nhiều người cho rằng sẽ có thể đạt được thăng hoa. Trong lúc đó thì một số bác sỹ ngoại khoa trở nên căm ghét công việc của mình, loại công việc chứa nhiều yếu tố giúp thăng hoa.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua lao động, chúng ta cần có cả hai thành tố bổ sung cho nhau. Một mặt là công việc cần được thiết kế lại để có các hoạt động mang nhiều đặc tính giúp thăng hoa, giống như săn bắn, dệt thủ công, và phẫu thuật. Bên cạnh đó cũng cần phải giúp người lao động có thể phát triển tính cách tự tại như Serafina, Joe, hay Bào Đinh bằng việc đào tạo họ cách nhận biết những cơ hội cho hành động, cách trau dồi kỹ năng, và cách đặt ra các mục tiêu khả thi. Chỉ một thành tố không thể làm công việc trở nên vui thích. Khi cả hai thành tố có mặt đồng thời, nó sẽ đóng góp một cách to lớn cho việc đạt đến trải nghiệm tối ưu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét